Vắt sữa và bảo quản sữa mẹ như thế nào?

Tại sao phải vắt sữa?

Vắt sữa là cách tối ưu khi bạn không thể cho con bú. Cách này giúp bạn nghỉ ngơi,ăn dặm hoặc khi bạn không ở gần bé nhưng vẫn muốn bé có đủ các chất dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ. Hơn nữa khi bạn vắt sữa, chồng bạn có thể giúp cho bé bú và điều này càng làm tình cảm cha con thêm gắn bó.

Vắt sữa bằng tay

Trước khi vắt sữa, bạn hãy làm mềm bầu vú bằng cách lau khăn ấm, tắm nước ấm và mát-xa hai bầu vú. Sau khi bạn rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị một cái chén rộng vành đã được tiệt trùng để hứng sữa, bạn có thể bắt đầu vắt sữa.

• Nâng bầu vú bằng một tay, mát-xa từ trên bầu vú xuống núm vú. Xoa xung quanh vú kể cả phía dưới vú.

• Ấn nhẹ vào vùng quầng vú (vùng da sẫm màu xung quanh núm vú) bằng ngón cái và ngón trỏ.

• Hai ngón tay bóp vào nhau và ấn ngược lại để sữa chảy ra. Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng.

Vắt sữa bằng bơm hút

Dùng bơm hút vắt sữa nhanh hơn và dễ hơn là vắt bằng tay. Bạn hãy nhớ là phải làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa. Tùy vào từng loại bơm bạn dùng, thường mất khoảng 15-45 phút để hút sữa và hoàn toàn không gây đau đớn gì.

Bảo quản sữa vắt ra như thế nào?

Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Sau khi đã hâm nóng cho một lần bú, sữa thừa sẽ phải bỏ đi. Bạn hãy nhớ ghi rõ ngày bạn vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng.

Sữa có thể bảo quản trong khoảng:

• 72 giờ trong tủ lạnh

• 1 tháng trong ngăn đá

• 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa)

Sau khi rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng ấm đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Comments

Popular posts from this blog

Để lựa chọn đồ chơi trẻ em cần chú ý tác dụng của chúng

Kem chống rạn happy avent

5 cấm kỵ khi nuôi con bằng sữa mẹ