Posts

Showing posts from December, 2012

Có nên dùng dụng cụ hút sữa để lấy sữa mẹ

Image
Các bạn có thể tham khảo thêm Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...). Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vắt sữa bằng dụng cụ. Một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về lợi hại của phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ gián tiếp: vắt sữa để sẵn trong tủ lạnh cho trẻ bú khi mẹ vắng nhà; xử lý số sữa thừa bằng cách uống lại, lấy làm sữa chua... Chúng tôi đã liên hệ với TS.BS Khu Thị Khánh Dung, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ để nhờ giải đáp những thắc mắc này: Hạn chế vắt sữa mẹ bằng máy Bầu sữa của mẹ to hay nhỏ, đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có nhiều bà mẹ có bộ ngực đồ sộ nhưng lại không nhiều sữa bằng mẹ ngực nhỏ. Đó là do tuyến sữa của từng người khác nhau. Mỗi ngày người mẹ có thể vắt sữa nhiều lần và sữa được vắt ra phải để ngay vào tủ lạnh. Trước đây, chúng ta khuyến khích các bà mẹ thừa sữa

Có thể trữ sữa được lâu nếu biết cách

Image
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng từ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng với tỉ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Vấn đề làm thế nào để trữ được sữa mẹ cho trẻ ăn khi bà mẹ phải đi làm sớm sau sinh. Cách tốt nhất là vắt sữa để lại nhà cho trẻ ăn. Trường hợp bà mẹ đi làm xa nhà không về cho bú theo bữa bú của trẻ mà cơ quan có tủ lạnh thì nên vắt ra (khi sữa căng) để trữ trong tủ lạnh và đem về cho trẻ ăn. Đặc biệt có bà mẹ những tháng đầu sau đẻ rất nhiều sữa mà trẻ không bú hết thì cũng nên vắt sữa để dành khi đi làm có thể lấy ra cho trẻ ăn. Như thế sẽ tận dụng được nguồn sữa mẹ quý giá mà bà mẹ không bị cương tắc sữa. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào? Sữa vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Cụ thể: 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá, 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm

Hướng dẫn cách nuôi trẻ bằng sữa được vắt

Image
  Bạn biết rằng sữa mẹ rất cần thiết và quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bạn rất muốn nuôi trẻ bằng sữa mẹ và bạn có đủ sữa để cho trẻ bú . Nhưng vì những trở ngại khách quan bạn khó có thể cho con bú mẹ trực tiếp .Vậy thì phải giải quyết như thế nào đây. Xin bạn đừng lo lắng, bạn có thể vắt sữa từ vú mẹ để cho trẻ bú bằng dụng cụ hút sữa mẹ hoặc bằng tay theo hướng dẫn sau đây: Bước 1 : Rửa tay và ly đựng sữa cho thật sạch (ly đựng sữa phải có nắp đậy). Bước 2 : Xoa nhẹ quanh bầu vú rồi nhẹ nhàng ấn vào núm vú và xoay nhẹ núm vú. Bước 3 : Đặt ngón cái ở bờ trên quầng vú, ngón trỏ ở phía đối diện với ngón cái, dùng các ngón còn lại nâng bầu vú của bạn lên. Ấn nhẹ ngón cái và ngón trỏ trên ngực, sau đó ấn vào và thả ra vài lần để tạo áp lực làm cho sữa chảy ra(đ ộng tác này sẽ không làm bạn bị đau), hứng sữa chảy ra này vào trong một cái ly đã được rửa sạch. Tiếp tục ấn như vậy từ chỗ này đến chỗ khác của bầu vú cho đến khi đã ấn hết

20 cách trị biếng ăn cho trẻ

Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì... Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống. Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn. Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung

Ít hay nhiều sữa quá đều không tốt

Quá ít sữa Rất nhiều bà mẹ lo không có đủ sữa để nuôi con, tuy nhiên sự lo lắng này là không có cơ sở. Nếu bạn sợ không có đủ sữa để nuôi bé thì nên xem thêm phần kiểm tra trọng lượng của bé. Nếu bạn thật sự có quá ít sữa thì nên đến gặp chuyên gia về sữa mẹ để tham vấn. Các bước sau có tác dụng để tăng cường lượng sữa cho bạn: Sữa của mẹ có được theo cơ chế CUNG và CẦU. Nghĩa là càng nhiều sữa hút ra từ bầu vú thì vú mẹ lại càng sản sinh ra nhiều sữa. Do đó bạn cần phải cho con bú thường xuyên. Nên cho con bú mỗi 2 tiếng vào ban ngày và mỗi 3 tiếng vào buổi tối. Chỉ khi bạn bế con bú đúng cách và bé ngậm vú tốt thì mới kích thích được phản xạ ra sữa. Bạn nêm kiểm tra lại kỹ năng này. Cho con bú mỗi ngực ít nhất là 15 phút và nên cho con bú cả hai ngực mỗi lần. Khi bạn cảm thấy bé mút sữa và nuốt chậm dần thì đó là lúc chuyển vú cho bé. Chú ý nghỉ ngơi thật nhiều, nghỉ càng nhiều càng tốt. Quá nhiều sữa Có quá nhiều sữa cũng không tốt. các mẹ có quá nhiều sữa

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thật sự tốt?

Image
Những lợi ích to lớn của sữa mẹ là điều không có gì phải nghi ngờ. Nhưng với kết quả nghiên cứu mới đây, các chuyên gia sẽ phải xem lại khoảng thời gian cho việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ mà không cần sự bổ sung của bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Năm 2001, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thông điệp: “cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhằm giúp trẻ đạt được sức khỏe, tăng trưởng và phát triển tối ưu”. Quan điểm này cũng nhận được sự ủng hộ của rất nhiều bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới, mục đích là nhằm cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh ở các nước có thu nhập thấp, những nơi mà nguồn nước và thực phẩm dễ bị ô nhiễm hoặc không đầy đủ chất. “Còn tại các quốc gia mà bình quân thu nhập đầu người ở mức cao, lời khuyến cáo này rõ ràng ít rầm rộ hơn”, tác giả Olof H.Jonsdottir (Đại học Iceland) cho biết. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng có hàm lượng sắt thấp hơn trẻ được ăn bổ sung ngũ cốc từ tháng thứ 4. (Ảnh: sdbfc.com) Nhưng theo

10 thực tế về nuôi con bằng sữa mẹ

Image
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách hiệu quả nhất đảm bảo sức khỏe và sự sống cho trẻ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời kết hợp với ăn bổ sung đúng cách giúp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ và có thể cứu sống khoảng một triệu trẻ nhỏ. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ dưới sáu tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn chiếm chưa đầy 40%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ. Dưới đây sẽ liệt kê nhiều ích lợi của nuôi con bằng sữa mẹ và những cách giúp đỡ cho các bà mẹ trên toàn thế giới tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ. 1. WHO khuyến cáo : cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời. Sau sáu tháng, bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi trở lên. Chú ý: - bắt đầu cho trẻ bú mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh; - cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, cả ngày và đêm; - không cho trẻ bú bình hoặc dùng núm vú giả. 2. Lợi ích của sữa mẹ với sức khỏe của trẻ sơ sin

Kém hiểu biết = hại con?

Bầu sữa căng tức đến phát khóc, nhưng người mẹ trẻ nhất quyết không cho đứa con 2 ngày tuổi bú mẹ. Chị quyết định nuôi con hoàn toàn bằng sữa ngoài, một phần để giữ ngực, phần nữa để ngay sau 1 tháng có thể đi làm mà không phải lo chuyện bú mớm. Những quan niệm sai lầm Quyết định này của chị Phương (24 tuổi, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) vấp phải sự phản đối quyết liệt của chồng và bố mẹ hai bên. “Nếu cô cắt đứt nguồn dinh dưỡng quý giá nhất của con thì có lẽ nó không cần mẹ và tôi cũng không cần cô nữa” – anh Tuấn, chồng chị bức xúc. Chị Phương là một trong số rất nhiều các bà mẹ trẻ hiện nay chọn cách không nuôi con bằng sữa mẹ, một phần vì chị đang làm ở một công ty tư nhân với mức lương cao không thể để người khác thay thế. Chị cho rằng chồng chị và gia đình quá khắt khe. “Có nhiều đứa trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, chúng vẫn lớn lên đó thôi. Cuộc sống hiện đại cho ta có nhiều cách lựa chọn, kể cả việc nuôi con” - chị Phương nói. Với cách lựa chọn đó, chưa đầy