Posts

Showing posts from October, 2012

Tâm sự của người mẹ "nghiện" cho con bú

Image
Một đêm, cái kén hồng hào, ấm áp đã biết lăn vào lòng mẹ, hé cái miệng xinh đẹp mà mắt vẫn nhắm nghiền, đớp đớp tìm ti. Công cuộc giảm cân bất thành Khi mẹ sinh con, các bà trẻ xinh đẹp khuyên: "Mày có thai lên cân nhiều thế thì đừng cho con bú, ăn kiêng mà giảm cân, không thì lại lăn nhanh hơn đi. Cho nó ăn sữa ngoài để giữ dáng cho xinh, như các 'bà' này". Mẹ băn khoăn. Nhìn vào gương, thân hình phì nhiêu sau bao ngày tẩm bổ và sự mệt mỏi sau cơn vượt cạn khó khăn làm mẹ càng chán nản. Sự ích kỷ trong mẹ nhen lên, mẹ không muốn cho con ti để bắt đầu giảm cân, mẹ thèm muốn trở lại như trước để có thể diện được những bộ cánh thời trang, để lại được khen là xinh đẹp. Nhưng ý nghĩ đó bị bà nội dập tắt ngay bằng thực đơn 3 bữa cháo chân giò chưa kể bữa chính. “ Ăn thế mới đủ sữa cho con bú” - bà dặn. Mẹ ngậm ngùi nghe theo mà trong lòng dấy lên phản kháng, nhưng vô hiệu. Ăn cháo chân giò nhiều sữa thật, cứ ăn được vài thìa cháo nóng là mẹ đã thấy sữa

Cai bé bám mẹ không hề khó!

Image
Cảnh bé lẽo đẽo theo mẹ không phải là hiếm gặp, chắc chắn rằng tâm lý bị bám và bám sẽ khiến cả mẹ và bé đều mệt mỏi. Bám mẹ là đặc điểm tự nhiên của các bé vì mẹ luôn là người gần gũi và chăm sóc bé nhiều nhất. Chính vì thế bé luôn thấy được cảm giác an toàn và hạnh phúc khi được ở bên mẹ mà không phải những người thân khác trong gia đình. Bám mẹ quá không phải là điều tốt Bám mẹ là hiện tượng bình thường mà các bé sẽ thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Nhưng bám ở mức độ thế nào cho hợp lý lại là một bài toán cần giải. Nếu như bạn vào nhà vệ sinh bé cũng gào khóc đòi theo thì bạn cần “chỉnh đốn” lại bé. Bởi việc bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này. Bám mẹ một cách quá đáng sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt. Vậy “chỉnh” bé thế nào? Hãy tham khảo vài lời khuyên dưới đây các mẹ nhé! Cho con vào quy củ ngay từ nhỏ Hơn 1 tuổi, bé đã bắt đầu biết mè n

Khắc phục vấn đề các mẹ gặp phải khi cho con bú

Nứt núm vú, tắc tuyến sữa, viên vú là những sự cố khiến việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên vất vả. Những cách sau có thể giúp các mẹ khắc phục vấn đề mà mình gặp phải. 1. Núm vú bị nứt Em bé bú thường xuyên trong quá trình cho con ăn khiến núm vú của các mẹ xuất hiện những vết nứt rất đau đớn, nhiều khi chảy cả máu. Đây là một trong những vấn các mẹ hay gặp phải trong quá trình nuôi con. Để khắc phục vấn đề này, các mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến xuất hiện thương tích trên núm vú để chữa trị, nếu không tình trạng vú có thể xấu đi rất nhiều và các mẹ không thể tiếp tục nuôi con bằng nguồn sữa của mình. - Khi muốn con ngừng bú, mẹ hãy chèn ở góc miệng con ngón tay của mình để con không kéo núm vú xuống như vậy các mẹ có thể làm dịu da và núm vú không chịu tổn thương. - Trong quá trình rửa ngực trước khi cho con bú tuyệt đối các mẹ không dùng xà phòng hay bất kì loại nước rửa có hóa chất vì chúng sẽ làm cho vùng da ở quanh núm vú bị loại bỏ chất nhờn bảo vệ sẽ khi

Cho con bú có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú

Image
Theo nghiên cứu mới đây, việc cho con bú có thể giúp người phụ nữ giảm nguy cơ mắc chứng ung thư vú khó chữa. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia phát hiện rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm tỷ lệ phát triển của triệu chứng ung thư vú có thụ thể với estrogen và progesteron âm tính. Những loại khối u này chứa đựng các tế bào không có protein trên bề mặt liên kết với các hormone estrogen hoặc progesteron. Điều này có nghĩa là những bệnh nhân mang khối u nói trên không thể được chữa trị bằng các liệu pháp dựa trên cơ sở hormone thông thường. Khi phát hiện ra một số yếu tố có khả năng biến đổi trong triệu chứng ung thư vú âm tính với estrogen và progesteron, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng: Những phụ nữ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao thì nên cho con bú. Theo dự kiến, nghiên cứu này sẽ được trình bày tại Hội nghị Phòng chống ung thư thường niên của Hiệp hội nghiên cứu ung thư AACR ở Anaheim (California, Mỹ). Trong một thông cáo báo chí của AACR, đồng tác giả của dự

Không nên cho con bú sau khi cơ thể vận động mạnh

Image
Ai cũng biết sữa mẹ rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nhưng không phải lúc nào cho con bú cũng mang lại nguồn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nếu gặp những trường hợp dưới đây, các bà mẹ không nên cho con bú và tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa nhé! 1. Bị bệnh truyền nhiễm Khi mắc bệnh truyền nhiễm hay đang trong giai đoạn điều trị, bạn không nên cho con bú để tránh khả năng truyền bệnh cho bé. Nếu bị viêm gan hoặc lao phổi thì tốt nhất không nuôi con bằng sữa mẹ. 2. Đang uống thuốc trị cảm, sốt Khi bị cảm, sốt trong thời gian cho con bú, bạn nhất thiết phải uống thuốc điều trị, đồng thời tạm ngưng cho con bú. Đến khi hoàn toàn khỏi bệnh và ngừng uống thuốc, bạn mới cho con bú trở lại. Lưu ý trong thời gian uống thuốc, dù không cho bé bú nhưng hàng ngày bạn vẫn phải vắt sữa đều đặn, ít nhất 3 lần/ ngày để cơ thể vẫn có phản xạ tiết sữa. Sữa vắt ra cũng không được cho bé bú để tránh các thành phần có trong thuốc điều trị gây ảnh hưởng không tốt cho bé. 3. Mắc bệnh về tim, thận,

Muốn con khoẻ mạnh, đừng quá... sạch sẽ

Image
Nếu con bạn có nghịch đất, bò lê ra sàn nhà hay chơi với vật nuôi, v.v... thì đừng vội la mắng vì điều này có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể bé. Ngày nay, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người ở thành phố luôn có một tiêu chuẩn vàng trong việc nuôi con đó là: phải sạch sẽ tuyệt đối. Và đó cũng là suy nghĩ của hầu hết cha mẹ khi chăm con, họ nghĩ rằng chăm trẻ càng sạch, chúng càng ít bệnh tật.      Hãy để trẻ bẩn một chút cũng không sao, vì như thế sẽ giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Thế nhưng, việc chăm sóc quá kĩ này có vẻ mang tới nhiều nguy hiểm hơn là lợi ích như mong muốn. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội Y học Mỹ thì những đứa trẻ tiếp xúc bình thường với chó, mèo có nguy cơ mắc dị ứng thấp hơn 50% so với những đứa trẻ luôn bị cách li với những con vật này. Nghiên cứu cũng cho thấy, những trẻ em lớn lên ở nông thôn, thường xuyên được tiếp xúc với cây cỏ và động vật ít bị bệnh tật và ít dị ứng hơn những trẻ được cha mẹ bảo bọc quá kĩ. Madhu

Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước

Image
Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng... Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước c

Thèm sữa mẹ, bé trai bú ti bò mỗi ngày 2 lần

Image
Một người đàn ông Campuchia cho biết, đứa cháu trai của ông sống nhờ bú sữa trực tiếp từ chú bò cái của gia đình, sau khi nhìn thấy bò con bú mẹ. Tha Sophat, bé trai 20 tháng tuổi, bú trực tiếp từ chú bò cái ở làng Koak Roka, tỉnh Siem Reap, Campuchia. Ông Um Oeung cho biết, cháu ông bắt đầu đòi bú bò từ hồi tháng 7, sau khi bố mẹ cậu bé rời làng đi Thái Lan làm việc. Ảnh: Metro.co.uk. Theo lời ông Um Oeungm, đầu tiên, con bò hẩy bỏ cậu bé. Nhưng khi thấy chú nhóc khóc ầm lên thì nó đã chịu để Tha Sophat bú 1-2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, theo Metro, ông Um Oeung lại đang lo lắng cho sức khỏe của cậu cháu trai nếu việc này tiếp tục. Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của   shop trẻ thơ   tại:  xe đ ẩ y Hà N ộ i   ||   bình s ữ a em bé    ||   shop trẻ thơ Việt Nam Tags:  may hut sua medela ||  máy hút sữa medela mini electric ||  máy vắt sữa

Bố có thể giúp gì trong việc cho bé bú?

Giúp cho bé bú Có thêm em bé mới sinh là thời gian vô cùng bận rộn và khó khăn với bạn vì bạn có vô số việc cần phải làm. Còn các ông bố chỉ cảm thấy họ như là người phụ giúp. Nhưng thực tế các ông bố có thể giúp rất nhiều việc dù họ không phải là “nguồn sữa’’ của bé! • Một số bà mẹ cảm thấy việc vắt sữa khó khăn và làm họ đau đớn, vì thế họ không muốn vắt sữa. Nhưng nếu bạn có thể vắt sữa, chồng bạn có thể giúp cho con bú. Tuy nhiên bạn nên đợi bé được 6-8 tuần tuổi và đã quen với sữa mẹ mới áp dụng được cách này. Việc này giúp nguồn sữa mẹ của bạn không bị cạn đi. • Để bố giúp cho bé bú càng làm hai bố con gắn kết với nhau hơn, tuy nhiên bé cần có thời gian để làm quen và thích nghi với cách bú mới. Chỉ cần chắc chắn rằng chồng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ. • Để bố đảm nhận việc cho bé bú vào ban đêm là cách hay nhất để bạn có thể có giấc ngủ dài hơn. Ôm ấp gần gũi với bé Ôm ấp gần gũi với bé là cách tốt nhất để tạo dựng sự gắn kết giữa hai bố con, cũng đơn giản