Quấn tã vải cho bé: Chuyện không nhỏ!

Chị em sẽ có cái nhìn rõ nét nhất với cách quấn tã được hướng dẫn bằng hình ảnh sinh động.
Ngay khi từ bệnh viện trở về, 'thiên thần' của bạn đã được bác sĩ khuyến cáo là nên được quấn tã vải thay vì mặc quần để nhận những lợi ích tuyệt nhất cho sức khỏe.Thực tế, việc quấn tã cho bé khi còn trong tháng giúp cả mẹ và bé được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đồng thời cũng giúp bé cảm thấy an toàn, tránh xa nguy cơ đau bụng và luôn được giữ ấm. Tuy nhiên, quấn tã cho bé đúng cách tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn rất nhiều mẹ còn lúng túng dẫn đến làm sai: quấn bé quá chặt như bó giò, hoặc quá lỏng không giữ được bé yên vị lâu...Cách quấn tã cho bé được hướng dẫn bằng hình ảnh sinh động hi vọng sẽ đem đến cho chị em sự hình dung rõ nét nhất, để bớt 'lọng cọng' khi nhé!Bước 1


• Trải rộng vải màn, khăn vuông hoặc chăn... mỏng ra một bề mặt phẳng. Sau đó, gập một đầu khăn và đặt bé nằm ngửa, đầu tựa vào nếp gấp của khăn.
• Một tay giữ bé, một tay nâng đầu khăn bên phải lên, quấn quanh người bé. Nhét khăn vào dưới nửa người bên trái.

Bước 2


• Gập điểm dưới của tã lên phía trên, mẹ nhớ chừa chỗ cho chân bé cử động thoải mái. Vì nếu quấn quá chặt, chân bé không giãy giụa được có thể gây trật khớp háng.
Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý là tuyệt đối không quấn tã cho bé đang bị trật khớp háng.
Bước 3


• Tay phải giữ bé, tay trái nhấc đầu còn lại của khăn rồi quấn quanh người bé, giắt xuống phần lưng.
• Chú ý không quấn vào phần đầu, cổ và gáy.
Lưu ý giữ an toàn cho bé đang quấn tã:
- Chỉ được đặt bé đang quấn nằm ngủ ở tư thế ngửa. Ngủ tư thế sấp có thể khiến bé bị khó thở, nguy cơ đột tử cao hơn.
- Ngừng quấn khi bé học lẫy. Thường xuyên kiểm tra xem bé có bị nóng quá không.

Khi cho bé dùng tã vải, chị em cần có 'kỹ xảo' để tránh làm tổn thương làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Do vậy, Eva xin mách chị em một vài mẹo hay:
- Để tã không bị vàng, ố, cần giặt tã ngay khi bị bẩn và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các mẹ có thể thêm chút dấm ăn vào nước giặt cho tã mềm hơn nhưng nhớ là cần xả lại bằng nước sạch".
- Với những đốm bẩn trên tã vải, có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, cùng với xà phòng hòa tan, chà lên bề mặt vết đốm.
- Nên giặt tã vải bằng nước ấm với một lượng nhỏ xà phòng. Quá nhiều xà phòng có thể làm xơ bề mặt của tã và vương lại mùi xà phòng trên đó.
- Cho bé dùng tã vải, chị em cũng cần thường xuyên để mắt tới bé. Nếu bé đi tiểu mà không được thay tã kịp thời, nước tiểu có thể ngấm ngược trở lại. Lâu ngày, bé dễ bị hăm.

- Nếu mẹ thấy những vết ban đỏ trên bẹn, đùi hay bụng của bé, có thể do tã vải chưa được giặt sạch hoặc mẹ lười thay tã. Khi giặt, cần xả tã vải nhiều lần với nước sạch cho trôi hết bọt xà phòng. Tránh dùng nước xả vải vì thành phần của nước xả vương trên tã có thể gây nổi ban, gây hăm cho bé.

- Bạn không nên dùng tã vải cũ hoặc tã vải đã qua sử dụng. Chỉ một vết bẩn trên tã cũng có thể ảnh hưởng đến làn da còn non nớt của bé, khiến bé bị hăm. Dùng tã vải đã qua sử dụng có lợi vì tiết kiệm tiền nhưng cần đảm bảo độ an toàn của tã.




Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm của shop trẻ thơ tại: shop xe đy  ||  xe đy giá r || xe đy Hà Ni 

Comments

Popular posts from this blog

Kem chống rạn happy avent

Cô gái búp bê 20 tuổi ở Ukraina

Bộ chế biến ăn dặm Pigeon 3268